Thông cáo báo chí Hội chợ triển lãm AUTOMA 2008

13/Thg6/2008 09:00:41

 
(AUTOMA VIETNAM 2008)
Triển lãm trong khuôn khổ chương trình Xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia 2008
 
THÔNG CÁO BÁO CHÍ CHO BIẾT:
 
Hội Khoa học Công nghệ Tự động Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập từ năm 1994; từ đầu năm 2008 được đổi tên thành Hội Tự động hoá Việt Nam.
 Hơn một thập kỷ qua, Hội Tự động hóa Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hội chợ triển lãm chuyên ngành về Tự động hóa – Đo lường – Điều khiển (vào những năm 1997, 1999, 2000, 2001, 2002, 2004, 2006, 2007...).
 Hội Tự động hoá Việt Nam có hệ thống tổ chức rộng khắp cả nước mà nòng cốt là các Hội Tự động hóa các tỉnh, thành phố (Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, các hội, chi hội chuyên ngành như: Hội Robot, chi hội Thủy điện Hòa Bình, phân hội Đo lường và kiểm soát môi trường cùng hàng trăm doanh nghiệp, tổ chức KHCN thành viên và đặc biệt có một đội ngũ đông đảo các nhà khoa học công nghệ giàu kinh nghiệm, chuyên môn đang hoạt động tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, các cơ quan quản lý và các tổ chức sản xuất víi gÇn 2000 héi viªn)
 
Từ năm 2005, Hội Tự động hoá Việt Nam đã được Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) cho phép cùng các các doanh nghiệp thành viên thực hiện chương trình trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia bắt đầu bằng một cổng thông tin xúc tiến thương mại www.e-automation.com.vn để đưa các thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh; đặc biệt là giới thiệu các sản phẩm, công nghệ của các doanh nghiệp đến với thị trường.
  Hai năm tiếp theo (2006, 2007) Hội Tự động hoá Việt Nam cùng các các doanh nghiệp thành viên thực hiện chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia bằng việc tổ chức Hội chợ thường niên triển lãm Quốc tế chuyên ngành về Tự động hoá – Đo lường - Điều khiển tại Việt Nam với gần 400 gian hàng sản phẩm trong nước và quốc tế và 04 đoàn doanh nghiệp triển khai hoạc động nghiên cứu và xúc tiến thương mại nước ngoài với ngoài với hơn 70 thành viên. Các chương trình XTTM nay đã thu được kết quả tốt, làm lợi cho các doanh nghiệp thông qua việc mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu, đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh.

 
Năm 2008 Hội Tự Động hoá Việt Nam tiếp tục được Nhà nước giao chủ trì tổ chức chương trình XTTM trọng điểm quốc gia trong đó có:
 
             Hội chợ Triển lãm Quốc tế Tự động hoá - Đo lường - Điều khiển
(AUTOMA VIETNAM 2008)
 
Địa điểm tổ chức: Trung tâm Hội chợ triển lãm Giảng Võ, Hà Nội
Thời gian: 27/9 – 30/9/2008
Đơn vị tổ chức:
·        Hội Tự động hoá Việt Nam
       Đơn vị thực hiện:
●    Công ty cổ phần Tổ chức sự kiện và Hội chợ Toàn Cầu
Cơ quan bảo trợ:
Bộ Công Thương
Bộ Khoa học & Công nghệ
Bộ Văn hoá Thể thao – Du lịch
 
 
VỀ HỘI CHỢ TRIỂN LÃM
AUTOMA VIETNAM 2008
 
I. Mục tiêu Chương trình:
 
Việc tổ chức Hội chợ Triển lãm về tự động hóa - đo lường - điều khiển tại Việt Nam :
1.   Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu tạo điều kiện ban đầu xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp Tự động hóa - Đo lường - Điều khiển, gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư phù hợp với định hướng về thị trường, ngành hàng xuất nhập khẩu của chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2008-2010.
2.   Mở rộng cánh cửa giao thương hỗ trợ xuất khẩu và xuất khẩu tại chỗ (thay thế hàng nhập khẩu) cho các sản phẩm công nghệ, giải pháp kỹ thuật chuyên ngành mang thương hiệu Việt Nam
3.   Nâng cao chất lượng thông tin thương mại và tuyên truyền xuất khẩu, kể cả việc tổ chức cho các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam tham gia hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường, giao dịch thương mại, tổ chức hoạt động xúc tiến tổng hợp (thương mại kết hợp đầu tư, du lịch) nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam ra nước ngoài, đồng thời thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam quảng bá, hỗ trợ thâm nhập thị trường đối với thương hiệu các hàng hoá, dịch vụ có danh tiếng hoặc đạt Giải thưởng sáng tạo KHCN hàng năm...
4.   Triển lãm là cơ hội tốt để các nhà sản xuất, kinh doanh, các tổ chức khoa học công nghệ Việt Nam và Quốc tế trực tiếp giới thiệu các thiết bị, máy móc, các giải pháp công nghệ mới với các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu thiết kế và ứng dụng công nghệ tự động hoá đang hoạt động tại các nhà máy, xí nghiệp, các công ty, các tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo cũng như các cơ quan quản lý trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
 
Nhu cầu của doanh nghiệp đã đăng ký triển lãm:
 
·        Được hỗ trợ tư vấn trong hoạt động tìm kiếm đối tác, bạn hàng, thảo luận, đàm phán mua bán sản phẩm công nghệ, giải pháp kỹ thuật chuyên ngành Tự động hoá - Đo lường - Điều khiển. Mở rộng cánh cửa thị trường hỗ trợ xuất khẩu và xuất khẩu tại chỗ.
·        Giới thiệu các dự án đầu tư về Tự động hoá - Đo lường - Điều khiển và các sản phẩm công nghệ cao khác, các văn bản hệ thống pháp luật đầu tư, các chính sách ưu tiên của nhà nước Việt Nam đầu tư vào công nghệ cao....
·        Tổ chức cho các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài mở hội nghị khách hàng, hội thảo công nghệ, vật tư- thiết bị- máy móc Tự động hoá - Đo lường - Điều khiển.
·         Hỗ trợ các hoạt động ký kết hợp đồng, tìm kiếm nhà phân phối, đầu tư, nhà cung cấp thiết bị Tự động hoá - Đo lường - Điều khiển phù hợp.
 
 
Nội dung Hội chợ triển lãm:
- Tổ chức Hội chợ triển lãm trưng bày các sản phẩm Tự động hóa - Đo lường -Điều khiển của các doanh nghiệp trên toàn quốc nhằm quảng cáo sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp liên quan đến tự động, đo lường, điều khiển và ứng dụng trong các ngành công nghiệp, kinh tế và an ninh quốc phòng.
- Tổ chức các hoạt động hội thảo chuyên đề và khoa học công nghệ trong lĩnh vực tự động, đo lường, điều khiển, các chủ đề liên quan đến chính sách của Nhà nước, môi trường kinh doanh thương mại, hỗ trợ sản xuất-kinh doanh- dịch vụ; các nghiên cứu ứng dụng, triển khai, các kinh nghiệm đầu tư công nghệ hiệu quả về tự động hoá, đo lường điều khiển và ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp và đặc biệt là phần mềm công nghiệp.
- Tổ chức các hoạt động bình chọn, đánh giá các sản phẩm của các doanh nghiệp (cúp vàng, sản phẩm ưa chuộng nhất, Vietnam AMC index v.v.) trong lĩnh vực tự động-đo lường-điều khiển.
- Tổ chức cho các Doanh nghiệp Tự động hóa Đo lường Điều khiển (sản xuất, thương mại, nghiên cứu, đào tạo) quảng bá sản phẩm xuất khẩu thông qua việc tham gia Hội chợ triển lãm giúp các Doanh nghiệp chủ động tìm đầu ra đối với các sản phẩm của mình, nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình hội nhập.
- Tạo sân chơi và làm cầu nối cho các doanh nghiệp tiếp xúc và trực tiếp trao dồi với khách hàng và đối tác quan tâm.
- Tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ phía các doanh nghiệp bạn nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
 
Doanh nghiệp tham gia chương trình:
1. Nguyên tắc lựa chọn: Các doanh nghiệp sản xuất thuộc Hội Tự động hoá Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực tự động hóa, đo lường, điều khiển có khả năng và tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm của doanh nghiệp.
2. Số lượng gian hàng dự kiến: khoảng 200 gian
 
Phân tích hiệu quả của chương trình:
 Chương trình "Hội chợ triển lãm Quốc tế tự động hoá - đo lường, điều khiển AUTOMA VIETNAM 2008” do Hội Tự động hoá Việt Nam tổ chức nhằm giúp các doanh nghiệp định hướng, mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của các Doanh nghiệp trong việc xuất khẩu. Chương trình Hội thảo kết hợp Hội chợ Triển lãm quốc tế trong nước nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất vừa và nhỏ trong ngành tự động hóa, đo lường, điều khiển vẫn có cơ hội quảng bá thương hiệu của mình, tìm kiếm bạn hàng, tìm kiếm đối tác, nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình hội nhập. Thông qua Hội chợ triển lãm quốc tế trong nước chuyên ngành, các Doanh nghiệp có cơ hội giao lưu với các doanh nghiệp bạn, tìm kiếm bạn hàng mới (ký kết hợp đồng đầu tư, hợp đồng xuất khẩu sản phẩm, hợp đồng gia công sản phẩm, chuyển giao công nghệ....)
 
Việc tổ chức Hội chợ triển lãm chuyên ngành tự động, đo lường, điều khiển mang tính khả thi cao vì Hội đã có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức hội chợ triển lãm chuyên ngành; mặt khác hội chợ triển lãm đã mang lại lợi ịch thiết thực về kinh tế, khoa học, công nghệ và đầu tư cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước thông qua tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu.
 
. Hội chợ triển lãm quốc tế Automa Vietnam 2008 dù kiến có hơn 20.000 mặt hàng tiêu chuẩn của khoảng 200 gian hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài n­ớc. Bên cạnh phần ch­ng bày còn có các cuộc hội thảo chuyên đề về công nghệ và hàng trăm các cuộc tiếp xúc giữa các doanh nghiệp, các nhà khoa học công nghệ, các doanh nhân, các nhà đầu t­ư.
Chắc chắn Hội chợ Triển lãm Automa Việt Nam 2008 thành công tốt đẹp.
 
  
 
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ
 
HỘI CHỢ TRIỂN LÃM CHUYÊN NGÀNH
TỰ ĐỘNG HÓA - ĐO LƯỜNG - ĐIỀU KHIỂN 2007
 
 
Chương trình "Hội chợ triển lãm chuyên ngành tự động hoá - đo lường, điều khiển 2007” do Hội Tự động hoá Việt Nam tổ chức nhằm giúp các doanh nghiệp định hướng, mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của các Doanh nghiệp trong việc xuất khẩu. Chương trình hỗ trợ các nhà sản xuất vừa và nhỏ trong ngành tự động hóa, đo lường, điều khiển vẫn có cơ hội quảng bá thương hiệu của mình, tìm kiếm bạn hàng, tìm kiếm đối tác, nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình hội nhập. Thông qua Hội chợ triển lãm quốc tế trong nước chuyên ngành, các Doanh nghiệp có cơ hội giao lưu với các doanh nghiệp bạn, tìm kiếm bạn hàng mới (ký kết hợp đồng đầu tư, hợp đồng xuất khẩu sản phẩm, hợp đồng gia công sản phẩm, chuyển giao công nghệ....)
Kết quả thành công đạt yêu cầu mục tiêu đề ra. Hầu hết các Doanh nghiệp sản xuất ngành tự động hóa, đo lường, điều khiển thuộc Hội, các tổ chức, các Hội nước ngoài đều nhiệt liệt hưởng ứng ủng hội việc Hội đứng ra tổ chức Hội chợ triển lãm này, thực sự mang lại lợi tích thiết thực doanh nghiệp trong lĩnh vực Tự động hóa - Đo lường - Điều khiển, mở ra các cơ hội xuất khẩu và xuất khẩu tại chỗ (thay thế hàng nhập khẩu) cho các sản phẩm công nghệ, giải pháp kỹ thuật chuyên ngành mang thương hiệu Việt Nam.
Các Hội chợ triển lãm quốc tế trong và ngoài nước về ngành điện, tự động hóa, đo lường, điều khiển, Doanh nghiệp sản xuất của Hội cũng đã tham gia nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất lớn trực thuộc Nhà nước, có tên tuổi, có chỗ đứng trên thị trường còn các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ mà chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh họ chưa có điều kiện tham gia trưng bày, quảng bá, khuyếch trương sản phẩm của mình vì kinh phí tham gia hội chợ triển lãm tương đối tốn kém. Chính vì vậy, Doanh nghiệp rất mong muốn Hội Tự động hoá Việt Nam  đứng ra tổ chức một hội chợ triển lãm thường niên mang tính chất chuyên ngành có sự tham gia của các đối tác nước ngoài. Hội chợ triển lãm này được trưng bày sản phẩm của tất cả các doanh nghiệp sản xuất thành viên của Hội và các Doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực tự động, đo lường, điều khiển và CNTT. Hội chợ triển lãm quốc tế trong nước có tiềm năng rất lớn thuận lợi cho việc mở rộng mối quan hệ, giao lưu với các bạn hàng trong nước và quốc tế, phù hợp về kinh phí giúp các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ thuộc ngành tự động hóa, đo lường, điều khiển có cơ hội tham gia giao lưu với các bạn hàng trong và ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu.
 
Hội chợ Triển lãm chuyên ngành Tự động hoá - Đo lường - Điều khiển AUTOMA 2007 là Hội chợ chuyên ngành kỹ thuật cao có qui mô tổ chức lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam. Với tư cách Cơ quan chủ trì Chương trình và đại diện quyền lợi cho các doanh nghiệp Tự động hoá Việt Nam, Hội Tự động hoá Việt Nam coi trọng công tác xúc tiến thương mại đối với doanh nghiệp các tổ chức Khoa học Công nghệ của nước ta với hy vọng thông qua Hội chợ và hội thảo các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện để tiếp xúc giới thiệu sản phẩm của mình, đồng thời tìm kiếm được bạn hàng và đối tác thích hợp với mục tiêu lớn là tạo ra hàng công nghệ cao của VN tham gia vào thị trường thế giới và thay thế dần hàng loại này nhập khẩu . Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp tự so sánh, đánh giá sản phẩm của mình với Quốc tế.
 
Với mục đích tạo điều kiện để cộng đồng doanh nghiệp Tự động hóa - Đo lường - Điều khiển trong nước mở rộng giao lưu, quan hệ thương mại, nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh xuất khẩu và xuất khẩu tại chỗ (thay thế hàng nhập khẩu) các sản phẩm công nghệ mang thương hiệu Việt Nam, tìm đối tác đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Triển lãm là cơ hội tốt để các nhà sản xuất, kinh doanh quốc tế trực tiếp giới thiệu các thiết bị, máy móc, các giải pháp công nghệ mới với các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu thiết kế và ứng dụng công nghệ tự động hoá đang hoạt động tại các nhà máy, xí nghiệp, các công ty, các tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo cũng như các cơ quan quản lý trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng tại Việt Nam. Với thị trường tự động hoá của nước ta hiện nay đa số là các sản phẩm nhập ngoại, số ít là các sản phẩm tích hợp hệ thống, AUTOMA 2007 sẽ là tiền đề để tăng cường hơn nữa việc tích hợp hệ thống các sản phẩm phù hợp nhu cầu sử dụng trong nước, sau đó chuyển dần đến nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm tự động hoá mang thương hiệu Việt đúng như lộ trình mà ngành tự động hoá trong nước đang thực hiện. Phát biểu tại Lễ khai mạc Triển lãm chuyên ngành Tự động hoá - Đo lường - Điều khiển lần thứ 2, Thứ trưởng Bộ Công thương kiêm Tân Chủ tịch Hội Tự động hoá Việt Nam - ông Đỗ Hữu Hào khẳng định tầm quan trọng của sự kiện này: "Trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, Tự động hoá có vai trò đặc biệt quan trọng. Phát triển ứng dụng công nghệ tự động hoá góp phần đưa nước ta nhanh chóng thoát khỏi nguy cơ tụt hậu về kinh tế, tiến tới hội nhập với cộng đồng các nước trong khu vực và các nước trên thế giới. AUTOMA 2007 diễn ra trong khuôn khổ chương trình Xúc tiến thương mại Quốc gia trọng điểm giai đoạn 2006 - 2010 góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao tính cạnh tranh, quảng bá sản phẩm của Việt Nam trên toàn thế giới, hướng tới thay thế nhập khẩu các thiết bị tự động hoá trên thế giới, hỗ trợ các doanh nghiệp tự động hoá trong việc tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước. Mặt khác giúp cho các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài tin tưởng vào thị trường tự động hoá Việt Nam".
Trong khuôn khổ AUTOMA 2007 còn có Hội thảo về Xúc tiến thương mại ngành tự động hoá nhằm hỗ trợ các nhà kinh doanh, sản xuất vừa và nhỏ trong ngành Tự động hóa, Đo lường, Điều khiển có cơ hội quảng bá thương hiệu, tìm kiếm bạn hàng, tìm kiếm đối tác, có dịp tìm hiểu về chủ trương chính sách, xu hướng phát triển ngành Tự động hoá trong thời gian tới.
 
 
Một số đánh giá CÁ NHÂN về ATOMA 2007
 
Trả lời phỏng vấn báo chí tại Triển lãm Tự động hoá – Đo lường – Điều khiển AUTOMA 2007, Thứ trưởng Bộ Công thương kiêm Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam Đỗ Hữu Hào cho rằng chiến lược phát triển ngành Tự động hóa Việt Nam cần theo thế chân kiềng.
Cụ thể, trên cơ sở ưu tiên nghiên cứu ứng dụng hiện nay của Nhà nước, các nhà khoa học trong ngành Tự động hoá cần chú trọng vào loại hình nghiên cứu này. Các nghiên cứu có khả năng ứng dụng ngay vào thực tiễn sẽ được tuyển chọn và chuyển giao cho các doanh nghiệp sản xuất. Cũng như nhiều ngành khoa học kỹ thuật khác của Việt Nam, Ngành Tự động hóa có nhiệm vụ phải gắn kết giữa nghiên cứu và chuyển giao trong thực tiễn. Đồng thời, chúng ta cũng phải tiến hành đào tạo để gia tăng lực lượng và nâng cao khả năng nghiên cứu của các nhà khoa học. Ba 3 lĩnh vực này phải phối hợp tiến hành đồng bộ mới có hiệu quả, giống như cái kiềng ba chân thì không thể thiếu một chân.
Mặc dù hiện nay số lượng các doanh nghiệp tự động hóa còn ít hơn so với các doanh nghiệp cơ khí và các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ. Nhưng trong tương lai, công nghệ tự động hóa sẽ chiếm vị trí rất quan trọng. Bởi vì hầu hết các nhà máy hiện nay đều được ứng dụng các dây chuyền tự động hóa như các nhà máy in tiền, luyện kim, các hầm lò khai thác,… Đặc biệt, trong công nghiệp chế biến thực phẩm đòi hỏi mức độ tự động hóa cao. Với thực tế đó thì khi nhu cầu sử dụng công nghệ, thiết bị tự động hóa tăng lên sẽ kéo theo các doanh nghiệp chuyên sản xuất phụ tùng, phụ trợ cho lĩnh vực này tăng lên.
Ông Đỗ Hữu Hào cũng cho biết, sắp tới Hội Tự động hóa Việt Nam sẽ tập trung liên kết các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu, trường học nghiên cứu đưa ra những ứng dụng và chuyển giao kết quả cho các doanh nghiệp. Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nghiên cứu và doanh nghiệp là cách thức để có thể tạo ra được những sản phẩm tự động hóa của Việt Nam. Vì thực tế năng lực khoa học cũng như khả năng tài chính của Việt Nam còn hạn chế nên chúng ta sẽ tiến dần từng bước. Các phòng thí nghiệm phục vụ cho công tác nghiên cứu, đào tạo sẽ được đưa vào sử dụng. Nhưng trước hết, lực lượng cán bộ nghiên cứu sẽ phối hợp với các doanh nghiệp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển, tích hợp công nghệ trong nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất, sau đó mới đến khâu tự sản suất và thiết kế đưa ra các sản phẩm phù hợp với thực tế sản xuất mà Việt Nam đang rất cần. Bởi vì, nhiều nhà máy của nước ngoài có quy mô, công suất lớn hơn ở nước ta nên cũng cùng một thiết bị nhưng khi sử dụng trong nhà máy của Việt Nam lại không phù hợp. Hoặc có những nhà máy tại Việt Nam áp dụng công nghệ bán tự động hóa, điều khiển cơ khí, chỉ có nhũng khâu quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm thì phải ứng dụng tự động hóa. Ví dụ trong công nghiệp chế biến bia, khâu chiết và đóng chai phải tự động hóa. Trong công nghiệp may mặc, trước kia chỉ sản xuất đơn chiếc, nay sản xuất liên hoàn theo dây chuyền, khi áp dụng tự động hóa sẽ xác định rõ sản phẩm bị lỗi và lỗi của ai, ngày giờ nào.
 Bộ Công thương đã xác định một số lĩnh vực công nghệ được ưu tiên (công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin và tự động hóa). Trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện để nâng cao khả năng thiết kế của các doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao khả năng tiếp thu và áp dụng công nghệ. Khi có khả năng thiết kế tốt sẽ tiến tới tạo ra công nghệ của mình, biến đổi cho phù hợp nhu cầu của mình. Từng bước như thế, hy vọng sẽ mở ra cho ngành tự động hóa hướng mới và phấn đấu có thể tự động hóa được toàn bộ quá trình sản xuất trong nhiều nhà máy.
 
  
Ông Trần Đức Tiến – Giám đốc Công ty TNHH Thương mai Dịch vụ Liên Minh Hưng
Đem đến triển lãm lần này, công ty chúng tôi đem đến đây những thiết bị thuộc lĩnh vực công nghệ cao như hộp số giảm tốc, động cơ giảm tốc, đồng hồ nhiệt được nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan. Đến với hội chợ, chúng tôi mong muốn một điều mà chắc là bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn đó là có nhiều đối tác làm ăn đến từ các nhà máy, các khu công nghiệp. Thông qua Hội trợ chúng tôi cũng hy vọng có được cơ hội quảng bá thương hiệu doanh nghiệp của mình cho đông đảo người tiêu dùng.
Trong lĩnh vực Tự động hóa – Đo lường - Điều khiển, công ty chúng tôi đã tham gia được 4 kỳ triển lãm và đây là lần đầu tiên chúng tôi tham gia triển lãm chuyên ngành ở Hà Nội. Tại Hà Nội tôi thấy có rất nhiều trung tâm nghiên cứu công nghệ rất lớn, đặc biệt là các Viện nghiên cứu chuyên ngành. Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm được nhiều đối tác phía Hà Nội thông qua đợt triển lãm này.
Việc liên kết các doanh nghiệp lại với nhau trong thời điểm phát triển hiện nay là cực kỳ cần thiết. Kinh nghiệm của cá nhân tôi thấy rằng, trước chúng ta có tư duy độc lập,những doanh nghiệp có xu hướng xé lẻ mình ra. Hiện nay, để đương đầu với nhiều áp lực cạnh tranh lớn đến từ các tập đoàn kinh tế nước ngoài có tiềm lực mạnh, các doanh nghiệp lại có xu hướng liên kết lại với nhau để tăng cường sức đề kháng và cạnh tranh. Một sân chơi như những kỳ hội chợ triển lãm là vô cùng cần thiết cho nhiều cá nhân, nhiều doanh nghiệp. Người ta có thể dễ dàng tự giới thiệu các mình có và dễ dàng nhìn thấy cái các bạn khác có. Tôi đến đây cũng mong mình sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của những doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong ngành, những người đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này để từ đó có định hướng xây dựng doanh nghiệp mình. Hội KHCN Tự động Việt Nam cần tổ chức nhiều hoạt động mang tính chất liên kết hơn nữa để tăng thêm tiếng nói và quan trọng nhất là để làm tròn chức năng của mình.
 
Ông Nguyễn Quý Dương, Giám đốc Công ty Máy và thiết bị Khoa học Kỹ thuật Hà Nội.
 
Tôi nghĩ, với những sáng tạo công nghệ riêng tạo nên lợi thế về giá cả cạnh tranh, những sản phẩm tự động hóa được nghiên cứu và chế tạo trong nước sẽ mạnh dạn mở hướng phát triển đến thị trường nước ngoài, tạo thêm niềm tin và nguồn động lực cho hoạt động nghiên cứu sáng tạo công nghệ tự động hóa nước ta. Cũng đã đến lúc chúng ta phải tự chế tạo và sản xuất cho mình những công nghệ của mình trong lĩnh vực tự động hóa. Tôi nghĩ trong bối cảnh hiện nay điều này là rất khả quan. Trên thực tế, trong thời gian qua, chúng ta cũng đã có những sản phẩm ứng dụng công nghệ tự động hóa được nghiên cứu và chế tạo trong nước được bán ra nước ngoài.
Tôi thấy còn quá ít những sân chơi cho những doanh nghiệp trong ngành Tự động hóa – Đo lường - Điều khiển. Đây là một trong những ngành khoa học công nghệ cao và chưa được phổ biến ở Việt Nam. Chính vì thế, nhiều người còn mù mờ dẫn đến việc ngần ngại trong việc áp dụng công nghệ cao vào trong sản xuất. Mặt khác, hiện nay các doanh nghiệp làm ăn buôn bán trong lĩnh vực này cũng chưa có sự liên kết, giao lưa chặt chẽ với nhau để cùng nhau có lợi. Hội chợ đã và đang là tiếng nói chung, là cầu nối các doanh nghiệp với nhau. Hy vọng trong tương lai, Hội Tự động hóa Việt Nam sẽ tổ chức nhiều sân chơi như thế này hơn nữa.
 
 
Ông Nguyễn Xuân Phú - Trưởng phòng giải pháp kỹ thuật Công ty VietSens
Trong hội chợ triển lãm lần này, Công ty chúng tôi đem đến đây những sản phẩm thiết bị công nghệ cao như: Hệ thống camera an ninh, hệ thống kiểm soát vào ra, hệ thống cảnh báo chống trộm, chống cháy, hệ thống nhà thông minh: tự động điều khiển ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ,... Đây là những thiết bị áp dụng công nghệ tự động hóa ở mức cao và chưa có nhiều người biết đến những thiết bị này. Chúng tôi mong rằng sau kỳ triển lãm này, nhiều người sẽ biết đến sản phẩm của chúng tôi.
 
Ông Hoàng Trung Hiệp, Trưởng phòng bán hàng Công ty TNHH Công nghệ TSBK
Tham gia triển lãm lần này, bên cạnh mục tiêu đưa sản phẩm công nghệ tự động hóa của chúng tôi lên sàn giao dịch, chúng tôi còn muốn liên kết mình với các các doanh nghiệp tự động hóa trong sản xuất kinh doanh, đấu thầu quốc tế...
Triển lãm lần này chúng tôi cũng muốn giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cũng như tìm kiếm bạn hàng trong và ngoài nước để hợp tác kinh doanh, chuyển giao công nghệ, qua đó tạo động lực và điều kiện thúc đẩy sự phát triển ngành Tự động hóa - Đo lường - Điều khiển quốc gia. Với mục tiêu như thế, chúng tôi đã rất cố gắng chuẩn bị thật chu đáo cho gian hàng cũng như sản phẩm để đem đến trưng bày của mình. Vì thời gian cũng không nhiều nên chúng tôi vẫn chưa thực sự hài lòng.
Công việc của tôi tại triển lãm là tranh thủ tìm hiểu thêm về nhu cầu của khách hàng, phân loại khách hàng.
 
Ông Trần Đức Tính, Giám đốc Công ty thương mại và dịch vụ - P&H Triển Hưng
Công ty tôi chuyên phân phối bán buôn linh kiện của 5 hãng, hãng chính là FPLC. Ở miền Bắc, Triển Hưng mới mở chi nhánh từ năm ngoái nên việc tiếp cận thị trường ở đây còn tương đối bỡ ngỡ. Khách hàng và cả những đối tác làm ăn phần nhiều chưa biết đến chúng tôi. Chính vì vậy việc quảng bá thương hiệu của mình là một việc làm cấp bách trong chiến lược phát triển của mình.
Công ty chúng tôi cũng mong muốn tham gia được càng nhiều triển lãm càng tốt. Những sản phẩm trong ngành này cũng có tương đối nhiều hãng cung cấp nên người mua muốn mua một sản phẩm chính hãng đúng ý của mình cũng gặp nhiều khó khăn trong việc chọn lựa. Chúng tôi muốn thông qua các kỳ triển lãm giới thiệu đến người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Trước đây ở miền Bắc có khu vực chợ trời chuyên cũng cấp những linh kiện công nghiệp. Có thể nói hàng hóa tương đối phong phú với nhiều chủng loại khác nhau, nhưng mặt trái của nó thì không thể không kể đến ví dụ như sự lẫn lộn hàng thật và hàng giả kém chất lượng. Người mua thì bao giờ cũng thích giá rẻ nên đã có rất nhiều người mất tiền mà không đạt được hiệu quả.
Theo tôi, trong kỳ hội chợ này, Ban tổ chức đã làm việc tương đối tốt từ việc chuẩn bị đến tiến hành hội chợ với những hoạt động giao lưu rất bổ ích. Nhìn chung, chúng tôi thấy hài lòng qua đợt triển lãm này.
 
Ông Phạm Khánh Toàn –Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp và Tự động hóa AUMI
Tôi biết AUTOMA 2007 là sáng kiến của Hội Tự động hóa Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp như chúng tôi giới thiệu các máy móc, thiết bị trong lĩnh vực Tự động hóa - Đo lường - Điều khiển. Tôi nghĩ, đây là hoạt động mang tính thực tiễn cao, tạo ra sân chơi cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh trên nhằm giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệp cũng như tìm kiếm bạn hàng trong và ngoài nước để hợp tác kinh doanh, chuyển giao công nghệ thiết bị, qua đó tạo động lực và điều kiện thúc đẩy sự phát triển ngành Tự động hóa, đo lường, điều khiển quốc gia.
Trong đợt triển lãm lần này, dạo qua các gian hàng trưng bày, một điểm chung dễ nhận thấy là các doanh nghiệp Tự động hóa quan tâm hơn đến việc bài trí, chăm chút gian hàng của mình. Điều này thể hiện doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến hình ảnh doanh nghiệp, chứ không đơn thuần bày sản phẩm với hy vọng bán hàng. Chúng tôi cũng đã xây dựng gian hàng của mình theo tinh thần đó tức là không phải mục đích là bán hàng mà trên hết là nhằm quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp mình.
 
PGS.TS. Nguyễn Thành Lý - ĐH Bách khoa Hà Nội nhận xét về AUTOMA 2007: "Điều đáng mừng là thị trường tự động hoá Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể, nhiều sản phẩm, công nghệ hiện đại được cập nhật, phù hợp nhu cầu sử dụng công nghệ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay như các dây chuyền tự động, công nghệ tự động đo lường, các thiết bị đo kiểm chuẩn nhiệt độ, không khí. Những thiết bị này trước đây đã có nhưng tính năng không mới như bây giờ. Thêm vào đó, năm nay có nhiều sản phẩm đến từ Đức, Mỹ, tạo cơ hội cho người Việt Nam được học hỏi thêm từ đó. Cách bày trí và giới thiệu sản phẩm cũng dễ hiểu, có đề mô, thích hợp cho cả sinh viên đang học lẫn công nhân vận hành".