Rượu Sakê Nhật Bản sản xuất tại Mỹ

25/Thg7/2006 17:03:48

Các nhà máy sản xuất rượu Sakê ở Mỹ đặc biệt lại không có cổ đông là người Nhật và cũng chính các nhà sản xuất ở Mỹ đã khiến mọi người phải chú ý tới loại rượu này, đặc biệt là rượu Sakê có chất lượng cao.
Rượu Sakê thường được đựng trong các bình gốm hoặc bình sứ và đem hâm nóng trước khi sử dụng. Song có lẽ ít người biết rằng chỉ có loại rượu Sakê thường mới phải đem hâm nóng, còn loại rượu Sakê ngon thường có mùi thơm thì chỉ dùng nguội cũng giống như vang trắng.
Rượu Sakê ngon cũng như vang trắng ngon giống nhau là cả hai đều có vị đặc trưng riêng mà phải ngươì uống tinh mới nhận ra được đối với rượu Sakê nguyên chất cũng như các loại rượu Sakê pha.
Các nhà sản xuất rượu Sakê của Mỹ không những đã đưa ra phương thức sản xuất mà còn biết cách quảng cáo cho các sản phẩm của mình. Rượu Sakê sản xuất tại các nhà máy của Mỹ thường có hương vị trái cây. Người đã thích và dùng rượu Sakê truyền thống dễ dàng nhận ra vị đặc trưng của Rượu Sakê truyền thống trong số các loại rượu mới. Việc đưa vị trái cây vào rượu Sakê đã khiến cho nhiều người trước kia vốn không thích uống loại rượu Sakê truyền thống, thì giờ đây đã bắt đầu thích loại rượu này.
Rượu Sakê sản xuất bằng gạo được xay tới mức độ nhất định, sau đó đem nấu chín, ủ men đến khi độ rượu đạt từ 12-17%V. Gạo được xay càng kỹ thì rượu càng ngon, gạo được dùng để nấu rượu Sakê cũng khác với gạo bình thường vì có số lượng tinh bột nhiều hơn. Đây cũng là yếu tố quyết định chất lượng rượu Sakê.
Rượu Sakê được phân thành một số loại chính như sau:
- Sakê Junmai: được sản xuất từ 4 loại nguyên liệu chính là gạo, koji (loại nấm mốc để chuyển tinh bột của gạo thành đường) dùng cho quá trình lên men rượu); nấm men và nước.
- Sakê Honjozo: là loại rượu rất ngon có bổ sung thêm một lượng cồn để giữ hương vị và kéo dài thời gian bảo quản. Theo luật hiện hành của Mỹ không được phép bổ sung cồn vào rượu Sakê, vì vậy chỉ có Sakê Junmai mới được bán ở Mỹ, còn Sakê Honjozo vẫn phải nhập khẩu, hơn nữa lại còn chịu mức thuế như các loại rượu mạnh nên loại này thường rất đắt. Ngoài cách đánh giá chất lượng rượu Sakê bằng cách xác định lượng cồn có trong sản phẩm, còn có cách đánh giá khác nữa là xác định số tinh bột gạo còn lại trong quá trình ủ men.
- Sakê Tokubetsu: Được sản xuất từ loại gạo xay 30%-40%
- Sakê Ginjo: Được sản xuất từ loại gạo xay 40%-50%
cao nhất là Sakê Daiginjo sử dụng gạo xay tới hơn 50%.
Bất kỳ loại Sakê nào sử dụng gạo xay chưa tới 30% thì gọi là Sakê Futsu, loại này thường được hâm nóng trước khi dùng.
Người ta thường lui tới các quán ăn Nhật Bản có hầm chứa rượu Sakê để khám phá ra hương vị riêng của từng loại, những người mới uống có thể không quen với mùi Sakê nhưng rồi họ cũng thấy quen dần với vị đặc trưng của rượu Sakê.
Các loại rượu Sakê có hương vị trái cây, đặc biệt là Daiginjo rất dễ uống bởi vẫn còn mùi của gạo, dư lượng của nấm Koji và cồn, lại có bouquet tương tự một số loại vang trắng khô.
Nhìn chung rượu Sakê do Mỹ sản xuất có công thức tương tự công thức của người Nhật vẫn sử dụng, song lại có ưu điểm hơn loại Sakê được sản xuất tại Nhật Bản là không bổ sung thêm cồn do đó đã chiếm được số lượng khách hàng đông hơn.