Đo thông số thủy - hải văn bằng thiết bị tự động

25/Thg4/2011 23:14:26

Nằm trong quy luật phát triển chung đó, nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Tự động hóa Kỹ thuật Quân sự của Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu thiết kế, chế tạo một số thiết bị tự động đo thông số thủy - hải văn. Đây cũng chính là kết quả của đề tài KC.03.08/06-10 do ThS. Lê Việt Hồng làm chủ nhiệm cùng các cộng sự đã hoàn thành và được nghiệm thu hồi cuối tháng 01/2011.

Các thiết bị của đề tài bao gồm: thiết bị đo độ mặn và nhiệt độ, thiết bị tự động đo sóng, thiết bị tự động đo mực nước biển, trung tâm tự động đo, thu thập, quản lý, lưu trữ số liệu tại trạm, thiết bị thu phát dữ liệu vô tuyến UHF/VHF/HF, thiết bị kết nối trạm đo với các phương tiện truyền thông, thiết bị thu thập và quản lý số liệu và các trạm,...
Chính vì vậy, mục tiêu của đề tài nhằm xây dựng hệ thống quản lý, thu thập và tự động đo một số thông số thủy hải văn từ đó làm cơ sở xây dựng mạng lưới quan trắc các thông số thủy hải văn tự động để giải quyết các vấn đề làm chủ công nghệ thiết kế chế tạo các thiết bị tự động quan trắc các thông số thủy hải văn đưa vào áp dụng, thay thế thiết bị nhập ngoại; làm chủ công nghệ chế tạo một số thiết bị truyền thông, xây dựng mạng lưới thu thập, quản lý số liệu trên diện rộng phục vụ trong ngành thủy hải văn. Trên cơ sở các sản phẩm của đề tài tích hợp thành một hệ thống tự động đo lường, thu thập, quản lý các thông số về hải văn, kết quả đó hoàn toàn có khả năng ứng dụng cho ngành thủy văn.

Thiết bị đo độ mặn nhiệt độ

Chia sẻ với chúng tôi, ThS.Lê Việt Hồng cho biết: Trong suốt quá trình thực hiện, nhóm nghiên cứu đã chủ động đưa các kết quả áp dụng thử vào thực tế, từ đó xác định được các ưu, nhược điểm làm cơ sở tiếp tục hoàn thiện các giải pháp KHCN và các sản phẩm KHCN của đề tài. Việc áp dụng thử được tiến hành ngay từ khi những sản phẩm đầu tiên được tạo ra chứ không chờ khi hoàn thành xong toàn bộ các thiết bị thành phần. Vì thế, từ việc áp dụng thử từng thiết bị thành phần đến ứng dụng toàn bộ hệ thống là quá trình liên tục, giúp cho đề tài tạo ra được các thiết bị có hiệu quả cao và đã được thử nghiệm thực tế tại trạm hải văn Hòn Dấu.
Tại buổi nghiệm thu, Ban chủ nhiệm Chương trình KC.03 cũng như các chuyên gia phản biện đánh giá cao sự nỗ lực của nhóm nghiên cứu đã hoàn thành mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, để có thể đưa thiết bị vào ứng dụng rộng rãi trong thực tế thì cần phải qua trải nghiệm dài hơn. Theo kỹ sư Phạm Văn Chình - Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, nên chuyển đề tài thành dự án sản xuất để phục vụ cho ngành khí tượng thủy văn của nước ta.

Số 124 (3/2011)♦Tạp chí tự động hóa ngày nay