Chế tạo chiếc bơm nhỏ nhất thế giới

20/Thg5/2010 10:39:09

Vài năm trước, nhóm nghiên cứu đã khám phá ra rằng ở kích cỡ nano, thủy tinh có thể phân tán nhiệt được tạo ra bởi hiện tượng phá vỡ điện môi, hiện tượng chuyển một vật liệu từ trạng thái cách điện sang dẫn điện với sự có mặt của các điện trường, mà không làm tổn hại tới thủy tinh. Nhóm nghiên cứu cho biết tính chất này có thể được ứng dụng vào việc nhúng dây dẫn vào các thiết bị nano bằng cách sử dụng các chất nền thủy tinh thay vì việc mắc dây thông thường, vốn rất khó thực hiện ở các kích thước nhỏ.

Nhóm nghiên cứu sử dụng một chất nền thủy tinh và dùng một kỹ thuật lade còn được gọi là gia công nano lade femto giây để khắc các kênh nhỏ bé vào nó. Ở mỗi đầu của kênh,  nhóm nghiên cứu đã để lại một bức vách thủy tinh cực mỏng. Khi kênh này được đổ đầy bằng một dung dịch điện phân, nó trở thành một dạng dây dẫn lỏng cực nhỏ với các điện cực thủy tinh ở mỗi một đầu. Còn ở cỡ macro, thủy tinh sẽ làm dừng sự nạp điện đi qua. Dòng điện 10 vôn sẽ làm biến đổi thủy tinh từ chất cách điện thành dẫn điện, hoạt động như một điện cực để cho dòng điện đi qua.

Sự hình thành “dây dẫn” được nhóm nghiên cứu chứng minh bằng cách làm chạy chiếc bơm cực nhỏ để đẩy chất lỏng đi từ đầu này tới đầu kia của thiết bị, có nghĩa là nó có tiềm năng được tích hợp vào rất nhiều các thiết bị cỡ nano, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế. Loại bơm cực nhỏ này cũng có thể được sử đụng để phân tán thuốc tới một tế bào đơn của con người, hoặc để lấy các mẫu vật ra khỏi các tế bào đơn.

Theo Popsci, 17/05/2010