Các tổ chức phi chính phủ quốc tế yêu cầu cải cách trong chính sách lao động và cô dâu nhập cư

25/Thg5/2006 10:22:45

 phúc lợi xã hội và quyền của người giúp việc nước ngoài là những kiến nghị chính được đưa ra tại Hội thảo "Cô dâu nước ngoài và lao động nhập cư" diễn ra từ ngày 13-15/5/2005 tại Đài Bắc, Đài Loan do tổ chức phi chính phủ có uy tín về quyền phụ nữ của Đài Loan là Aweakening Foundation tổ chức. Tham dự hội thảo có đông đảo các tổ chức phi chính phủ quốc tế đến từ Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Philippin, Indonexia, Malaysia, Hồng Kông và Hoa Kỳ.
Hiện Đài Loan có khoảng 87.000 cô dâu Việt Nam (Phan An: 2005) vàng chục ngàn lao động, chủ yếu làm giúp việc gia đình và công nhân trong các nhà máy. Hầu hết đều bị phân biệt đối xử, lạm dụng nặng nề nhưng không được pháp luật Đài Loan bảo vệ đầy đủ.
Hiện luật Lao Động của Đài Loan không điều chỉnh đối tượng là lao động nước ngoài làm nghề giúp việc gia đình. Phụ nữ nước ngoài, bao gồm cả các cô dâu không được luật chống bạo hành bảo vệ. Để nhập quốc tịch họ phải đáp ứng các điều kiện hết sức ngặt nghèo bao gồm việc sở hữu một số bất động sản và đóng một khoản thuế nhất định. Đa phần các cô dâu không có việc làm nên không thể có khả năng đóng thuế. Vì vậy, dù lấy chồng và sống ở Đài Loan rất lâu, có người ở đến hơn mười năm, vẫn chưa có quốc tịch Đài Loan.
Hội thảo tập trung vào những vấn đề như tình tình trạng khó khăn và khổ cực của phụ nữ nhập cư, đặc biệt là cô dâu nước ngoài và người giúp việc gia đình. Bên cạnh đó, phê phán chính sách xuất khẩu lao động của các nước đã "đối xử với người lao động như một thứ hàng hoá", cho rằng chính sách này gián tiếp "làm gia tăng tình trạng bóc lột lao động và buôn bán người, nhất là buôn bán phụ nữ và trẻ em".
Bản kiến nghị yêu cầu bảo vệ quyền của người nhập cư, công nhận đóng góp của họ cho xã hội ở cả nước tiếp nhận và nước gửi đi, và tuyên bố rằng: "Chúng tôi ủng hộ và đấu tranh cho việc trao quyền cho những người nhập cư và di cư, đồng thời kêu gọi việc tuyên truyền - giáo dục, xây dựng các chính sách và cơ chế phù hợp để bảo vệ và tạo điều kiện hoà nhập cộng đồng cho họ". Đối với các cô dâu nhập cư, bản kiến nghị cho rằng quyền lợi của họ không thể bị ràng buộc vào tình trạng hôn nhân (VD: cô dâu nước ngoài ly dị thì không được tiếp tục sống ở Đài Loan); một số quy định của pháp luật dẫn đến tình trạng vô quốc tịch của họ phải được sửa đổi; và chính phủ cần có các cơ chế để bảo vệ cô dâu nhập cư.
Các đại biểu tham dự hội thảo thống nhất cần phải tiến hành các chương trình giáo dục, chia sẻ thông tin, tiến hành các hợp tác trong nghiên cứu về chính sách và tình trạng của các cô dâu nhập cư tại cả nước đi và nước đến. Hội thảo cũng đề cập tới sự cần thiết phải liên kết mạng lưới và hợp tác giữa các tổ chức và chính phủ các nước để giải quyết vấn đề nhập cư.
Tại hội thảo này các đại biểu đã được gặp một số trường hợp các cô dâu và người lao động nhập cư vào Đài Loan. Tất cả đều rất xúc động và bức xúc trước việc những người này bị phân biệt đối xử và bóc lột thậm tệ. Đây cũng là tình trạng chung đối với người lao động và cô dâu đến Đài Loan từ các nước khác như Philipin, Indonexia, v.v. Hiện nay nhu cầu bức thiết là cần có một nghiên cứu khách quan và đầy đủ về tình hình người lao động và cô dâu Việt Nam tại Đài Loan để kiến nghị chính phủ xây dựng khung pháp lý và có các hành động cụ thể bảo vệ quyền lợi của các công dân Việt Nam này.