nghiên cứu các điều kiện tối ưu cho quá trình lên men rượu etilic từ rỉ đường mía Lam sơn - Thanh hoá
Hiện nay với chương trình mía đường quốc gia, nhiều nhà máy đường đã mọc lên ở khắp nơi với năng suất tổng cộng 800.000 tấn đường/năm và thải ra từ 400.000 - 600.000 tấn rỉ đường/năm. Lượng rỉ đường này là nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho các nhà máy sản xuất rượu cồn. Để có thể tận dụng có hiệu quả lượng rỉ đường nói trên, chúng tôi đi sâu nghiên cứu các điều kiện tối ưu cho quá trình lên men rượu etilic từ rỉ đường mía Lam Sơn - Thanh Hoá.Chúng tôi đã xác định được những điều kiện tối ưu cho quá trình lên men rượu etilic từ rỉ đường mía, thu được dịch lên men có nồng độ rượu cao với hiệu suất cao, do đó tiết kiệm được chi phí điện hơi cho quá trình chưng cất. Đồng thời, chúng tôi còn nghiên cứu tái sử dụng sữa men để rút ngắn thời gian sản xuất, giảm chi phí lao động và nâng cao hiệu suất thu hồi rượu etilic.
Tuyển chọn và đánh giá khả nămg phát triển của các chủng visinh vật thường gặp trong bánh men rượu truyền thống
ở nước ta rượu được sản xuất ra theo nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp lên men rượu truyền thống bằng bánh men hiên nay vẫn được dân gian sử dụng nhiều tuy nhiên hiệu suất lên men cũng như chất lượng ruợu ở nhiều vùng, nhiều địa phương còn chưa ổn định. Vì vậy ta cần thiết phải tuyển chọn những chủng vi sinh vật có hoạt lực đường hoá cao, hoạt lực lên men mạnh đồng thời bổ sung thuốc bắc với hàm lượng hợp lý nhằm nâng cao hiệu suất lên men cũng như chất lượng rượu thu được.Trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi chỉ đưa ra kết quả tuyển chọn và đánh giá khả năng đường hoá của chủng nấm mốc Aspergillus awamori, giả nấm men Endomycopsis fibuliger và ra kết quả tuyển chọn, đánh giá khả năng lên men của chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae.
rượu vangvà vi sinh vật nhiễm tạp
Rượu vang là loại sản phẩm đồ uống lên men từ dịch quả, có nhiều giá trị dinh dưỡng và ngày càng được người Việt Nam ưa dùng. Rượu vang được làm từ các loại quả khác nhau tạo ra các sản phẩm vô cùng phong phú. Đó là những sản phẩm rượu vang từ nho, dâu, mơ, dứa, vải, hạt điều... Chất lượng của rượu vang phụ thuộc nhiều yếu tố từ nguồn nguyên liệu quả, điều kiện lên men, đến giống vi sinh vật. Trong đó, sự nhiễm tạp vi sinh vật - một trong các yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đến chất lượng vang, khiến nhà sản xuất rượu vang luôn phải quan tâm. Trong bài báo này, chúng tôi xin giới thiệu một số vi sinh vật nhiễm thường gặp trong sản xuất rượu vang.
Công nghệ sản xuất rượu Rum (RHUM)
Theo Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển của ngành Rượu-Bia-Nước giải khát đến năm 2020, nước ta sản xuất 1 triệu tấn đường mía. Khi đó sẽ cho 330.000 tấn mật đường mía. Với lượng mật đường mía này sẽ sản xuất được 100 triệu lít cồn êtylic đáp ứng nhu cầu về cồn êtilic cho giai đoạn 2005 - 2010. Vì vậy thiết nghĩ có thể sử dụng mật đường mía để sản xuất ra các sản phẩm rượu khác nhằm làm phong phú thêm các sản phẩm rượu ở nước ta. Đó là rượu Rum.Rum là loại rượu có độ cồn cao, thu nhận bằng cách chưng cất dịch lên men từ dịch đường mía hoặc mật đường mía, sau đó được tàng trữ trong thùng gỗ sồi.Rum được sản xuất theo sơ đồ công nghệ sau:
Nghiên cứu sản xuất nước giải khát có độ cồn thấp từ trái cây
Nước giải khát có độ cồn thấp nói chung và nước giải khát có độ cồn thấp được sản xuất từ trái cây được nhiều quốc gia trên thế giới đánh giá là mặt hàng ?mạnh? của thế kỷ 21 vì đây sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất phù hợp với thế hệ trẻ [1],[7].Hiện nay một số hãng sản xuất của úc, Mỹ đã cho ra đời loại nước giải khát có độ cồn thấp mang nhãn hiệu: ? Two Dogs?, ? Sub zero?.. trong đó đáng kể nhất là các loại nước giải khát có độ cồn thấp được sản xuất từ trái cây như:''Bluebird?,?Treetop?,?California Cooler?... [7] chủ yếu ở dạng dịch ép hoặc pha chế từ dịch quả tươi, trong khi nước giải khát có độ cồn thấp được sản xuất từ trái cây bằng phương pháp lên men cho đến nay vẫn còn rất hạn chế kể cả về chủng loại và số lượng.Việt Nam là nước nhiệt đới có khí hậu nóng và khô nên nhu cầu sử dụng nước giải khát rất lớn. Nguồn nguyên liệu để sản xuất nước giải khát từ trái cây ở Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng, hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu về nguyên liệu để sản xuất ổn định lâu dài [1]. Khó khăn lớn nhất hiện nay đối với nghề trồng cây ăn quả của Việt Nam là nguy cơ dư thừa sản phẩm vì chưa có công nghệ chế biến phù hợp. Đây có thể coi là tiềm năng kinh tế rất lớn còn đang bị bỏ ngỏ, vì việc nghiên cứu để sản xuất nước giải khát lên men từ trái cây là cần thiết và hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển chung cuả thế giới và khu vực.
Đối mặt khó khăn khi giá cá tra, basa liên tục giảm
Khoảng hơn tuần nay, giá cá tra, basa ở ĐBSCL giảm liên tục gây lo lắng cho bà con ngư dân trong vùng. Với tâm trạng lo sợ cá thường mắc bệnh vào mùa nước đổ, nhiều ngư dân đã bán cá đồng loạt, gây khó khăn trong khâu thu mua của các doanh nghiệp chế biến.
Tình hình sâu bệnh hại lúa
Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình sâu bệnh tuần qua và dự kiến tình hình sâu bệnh đến ngày 17/7/2006 như sau:
Xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm đạt 1,34 tỷ USD
Theo Bộ Thuỷ sản, 6 tháng đầu năm nay, cả nước đã xuất khẩu trên 1,34 tỷ USD hàng thuỷ sản, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bản tin tổ chức phi chính phủ (VNGO) ngày 5/7/2006
Thứ Tư, ngày 5 tháng 7 năm 2006
Bản tin tổ chức phi chính phủ (VNGO) ngày 4/7/2006
Thứ Ba, ngày 4 tháng 7 năm 2006